Bếp từ được sử dụng lâu hoặc dùng không đúng cách có thể gây lỗi. Một trong những sự cố cơ bản bạn có thể gặp phải đó là bếp từ kêu tít tít liên tục. Hiện tượng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả nấu ăn, thậm chí là độ bền của thiết bị. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Nguyên nhân tại sao bếp từ kêu tít tít liên tục
Bếp từ là sản phẩm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường hiện nay. Bởi chúng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người dùng, đặc biệt trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc nấu nướng của người nội trợ.
Bếp từ được sử dụng dòng điện xoay chiều giúp đem lại khả năng làm nóng nhanh, nhờ vào nguyên lý hoạt động này nên bếp có khả năng đạt hiệu suất đun nấu lên đến 90%. Hiệu suất này lớn hơn nhiều lần so với sử dụng bếp gas.
Tuy nhiên, vì là một thiết bị điện tử, vì vậy không tránh khỏi những sự cố trong quá trình sử dụng. Trong đó, phổ biến nhất là hiện tượng bếp từ kêu tít tít liên tục.
Khi gặp phải vấn đề này, người dùng cần bình tĩnh để xử lý, bởi hiện tượng này sẽ kéo dài vài phút sau đó sẽ làm bếp tắt hẳn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sau:
- Kích thước của xoong, nồi, chảo: Đáy của nồi và chảo có đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với vùng nấu của bếp từ. Thông thường là nhỏ hơn 12cm hoặc sẽ lớn hơn 26cm.
- Đặt dụng cụ nấu không đúng vị trí trung tâm của mặt bếp: Lúc này bếp sẽ không nhận được tín hiệu để vận hành các chức năng nấu chín thức ăn. Do đó, tiếng kêu được phát ra để báo hiệu cho người dùng.
- Vật dụng nấu ăn không phù hợp: Nếu xoong, nồi, chảo là những vật không đảm bảo chất lượng và không thể nhiễm từ, lúc này bếp sẽ báo hiệu giúp người dùng nhận biết.
Trên thực tế, mỗi loại bếp sẽ có một cơ chế hoạt động riêng. Bên cạnh đó, cũng có đòi hỏi khác nhau về dụng cụ nấu nướng. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng bếp từ kêu tít tít liên tục bạn có thể theo dõi những trường hợp trên.
Hướng dẫn cách khắc phục đơn giản
Đừng để bếp từ kêu tít tít liên tục làm gián đoạn quá trình nấu nướng của bạn. Theo dõi ngay cách khắc phục tình trạng này, sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa, giúp cho việc chế biến món ăn trở nên tròn vị.
- Đầu tiên, bạn cần tắt bếp.
- Sau đó, kiểm tra lại dụng cụ nấu nướng. Bạn cần đảm bảo kích thước của dụng cụ nấu ăn phải có đường kính từ 16cm đến 26cm. Ngoài ra, cần phải kiểm tra chất liệu nồi, không nên chọn những chiếc nồi quá mỏng hay những thiết bị không bắt từ. Nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chuyên dùng cho bếp từ để đảm bảo độ bền của thiết bị.
Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại vị trí để dụng cụ nấu ăn vào vị trí trung tâm tại vùng nấu.
- Cuối cùng, bạn khởi động lại bếp và tiếp tục nấu nướng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp đang nấu nướng, bếp có hiện tượng kêu tít tít, người dùng có thể tắt bếp và chờ vài phút. Sau đó khởi động lại thiết bị và sử dụng bình thường.
Lưu ý khi sử dụng bếp từ
Để sử dụng bếp từ hiệu quả cũng nâng cao tuổi thọ cho bếp, người dùng hãy “bỏ túi” ngay những lưu ý khi sử dụng được chia sẻ ngay dưới đây.
- Sử dụng nguồn điện ổn định, an toàn: Bếp từ đơn thường có công suất dưới 1000W, bếp từ đôi có công suất từ 1200 – 1800W, bếp từ âm thường có công suất trên 2000W. Do đó, hãy lắp đặt bếp từ ở nơi có nguồn điện phù hợp.
- Lựa chọn vị trí để lắp đặt bếp từ phù hợp: Cụ thể, bạn nên đặt bếp từ ở gần nguồn điện chính để nhận được sự ổn định từ điện áp tốt nhất trong suốt quá trình nấu. Đồng thời, bạn tránh đặt bếp từ ở chỗ ẩm ướt và không nên đặt sát vào tường. Để tránh làm ảnh hưởng đến độ tản nhiệt cung như sự lưu thông không khí, thoát nhiệt của bếp. Vì vậy, hãy đặt bếp từ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và cách trần nhà khoảng 100cm.
- Sử dụng dụng cụ nấu ăn phù hợp: Nên lựa chọn các sản phẩm được làm từ hợp kim sắt, thép, gang hay các vật liệu có từ tính. Đối với nồi inox và thủy tinh bạn cần sử dụng thêm miếng hợp kim sắt lót ở phía dưới để được bếp tiếp nhận.
- Không sử dụng bếp liên tục ở nhiệt độ cao: Sử dụng nhiệt độ cao để nấu nướng trong khoảng thời gian dài rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, đặt biệt là bề mặt kính.
- Không nên rút dây nguồn điện ngay sau khi vừa tắt bếp: Bởi sau khi tắt bếp, bếp từ vẫn hoạt động vài phút để hệ thống quạt thực hiện chức năng làm mát các bộ phận bên trong bếp, làm hạn chế tác động của nhiệt độ tới tuổi thọ của sản phẩm. Do đó, bạn nên rút phích cắm điện sau khi tắt bếp từ 10 – 15 phút.
- Không kéo lê vật dụng trên bề mặt kính: Mặc dù có khả năng chống xước, tuy nhiên nếu diễn ra tình trạng này thường xuyên sẽ dẫn tới hiện tượng xước trên bề mặt vùng nấu.
- Vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng: Những vết dầu mỡ, thức ăn văng xung quanh bếp nếu không được vệ sinh ngay, lâu ngày sẽ bám chắc trên bề mặt bếp, ảnh hưởng đến hiệu quả nấu ăn và đồ bền của thiết bị.
=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sửa bếp từ tại nhà tphcm
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng bếp từ kêu tít tít liên tục. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm này. Để được tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Trụ sở chính: 89 Đồng Văn Cống – Phường Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 – TPHCM.
Điện thoại: 0989.869.181
Gmail: suachuathietbibep@gmail.com